Người xưa có câu “Uống rượu, đó cũng là học vấn, chẳng phải chuyện ăn nhậu”. Trong văn hóa của người Á Đông nói riêng và người Việt nói chung, rượu chính là thứ đặc sản không thể thiếu và cũng là hồn vị của những làng nghề truyền thống. Nấu rượu không chỉ là cách nâng cao thu nhập, mà cồn là nét đẹp trong văn hóa dân tộc. Cùng men rượu việt nam tìm hiểu chi tiết về nét văn hóa này.
Nghề nấu rượu có từ bao giờ?
Nấu rượu thủ công đã có từ ngàn đời
Nếu hỏi tường tận xem nghề nấu rượu của người Việt có từ bao giờ thì thật khó để lời. Theo như các nhà nghiên cứu, từ 100 năm TCN, rượu đã có mặt tại trên lãnh thổ Việt Nam. Vào thời kỳ đó, rượu nếp của người Dao Chỉ được coi là đặc sản mà người Hán vô cùng ưa thích. Rượu thời đó được nấu bằng phương pháp truyền thống, mang tính chất tự cung tự cấp. Người dân thường sử dụng các bánh men để làm men giống lên men các nguyên liệu như gạo tẻ, gạo nếp, ngô, sắn… để làm rượu.
Nghề rượu cứ thế duy trì cho đến thời thực dân pháp đô hộ, Chính phủ bảo hộ khuyến khích người Việt nấu rượu uống rượu và cấp đăng ký sản xuất để thu thuế, nhưng vẫn không thể thu thuế triệt để. Hiện tượng trốn thuế, khai man thuế tràn lan. Khi nghề nấu rượu trở thành một nghề sản xuất thì chính quyền bảo hộ ra sắc lệnh cấm dân tự nấu rượu, ngừng cấp giấy phép đăng ký kinh doanh nấu rượu cho các hộ gia đình đã từng sản xuất kinh doanh bằng nghề nấu rượu, chỉ duy trì tại một số làng nghề tập trung để dễ thu thuế.
Dù bị cấm sản xuất nhưng họ lại bắt dân ta tiêu thụ rượu sản xuất công nghiệp. Nhưng vì rượu sản xuất trong các nhà máy không đáp ứng được khẩu vị nên dân ta vẫn trộm nấu rượu nếp, đem giấu trong lùm tránh, lùm đế. Cũng từ đây mới có cái tên rượu đế. Hay như cái tên rượu quốc lủi cũng vậy. Nó cũng là cách chơi chữ của việc nấu chui nấu lủi, uống chui uống lủi.
Rượu Việt Nam vẫn giữ nguyên giá trị truyền thống
Các tên gọi trên đều là để chỉ bản chất của loại rượu được chưng cất thủ công này. Và hiện nay, phần lớn các vùng miền vẫn gọi rượu gắn liền với tên địa phương như rượu làng Vân, rượu Bàu Đá, rượu Mẫu Sơn, rượu Xuân Thạnh, rượu Phú Lộc, đế Gò Đen,… Dần dà, các thương hiệu này không chỉ được người địa phương ưa chuộng mà còn được rất nhiều du khách yêu thích.
Bên cạnh đó, cũng có một số loại rượu được gọi tên theo nguyên liệu nấu như: rượu nếp cái hoa vàng, rượu ngô Bắc Hà, rượu nếp cẩm, rượu nếp hương, rượu mầm thóc…
Nghề rượu cũng có những quy định nghiêm ngặt
Bất cứ ngành nghề nào cũng có những quy định riêng mà người làm cần phải tuân thủ. Và nghề nấu rượu cũng không ngoại lệ. Nghề có được những vò rượu ngon người nấu phải làm rất nhiều công đoạn với quy định khắt khe để rượu không bị chua, hỏng.
Quy định khi làm men rượu
Làm men rượu chính là việc đầu tiên mà người nấu quan tâm. Để có được men tốt, người ta sẽ mua nguyên liệu và làm vào thời điểm cuối xuân hoặc dịp giữa thu. Đây là lúc thời tiết ôn hòa nhất. Và men tốt hay không cũng phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu và kinh nghiệm. Người làm men thường kiêng kỵ khi làm vào mùa xuân mà bỗng dưng có cóc kêu để trứng ngoài đồng. Hiện tượng cóc kêu đẻ chính là báo hiệu thời tiết sẽ chuyển nóng bất thường. ĐIều này dễ làm men bị ôi thiu, khó lên men.
Khâu làm men cũng sẽ quyết định tới chất lượng rượu sau này. Nên khi đang làm men mà có người lạ vào, người “vía dữ”, kể cả là người thân cũng không được tới gần khu làm men để đảm bảo chất lượng. Thành thử ra, nhiều khi người ta chuẩn bị hết nguyên liệu, chờ tới khi mọi người đi ngủ rồi mới tiến hành.
Thời nay để đảm bảo được chất lượng rượu đồng nhất thì đã có các nhà máy sản xuất men với máy móc công nghệ hiện đại 100 mẻ men như 1 nên đều cho ra chất lượng men tốt nhất đến với khách hàng. Khi mua men rượu tại Men Rượu Việt Nam bạn sẽ được tư vấn kỹ càng để chọn được loại men ưng ý nhất.
Khi ủ men cùng nguyên liệu nấu rượu như gạo, ngô sắn thì người xưa cũng kiêng kỵ như trên. Tuy nhiên, yếu tố thời tiết nóng hay lạnh không còn là vấn đề lo ngại nữa. Bởi người nấu sẽ căn cứ vào thời tiết để điều chỉnh thời gian ủ dài ngắn, gia giảm lượng men…cho phù hợp.
Quy định khi nấu rượu để “vía tốt, rượu ngon”
Trong lúc chưng cất rượu người ta hạn chế những người “vía dữ” qua lại khu vực nấu rượu mà đặc biệt là nồi nấu rượu đang chưng cất. Có 2 cách để người ta hạn chế tối đa vía dữ này:
Trường hợp người lạ đến nhà, nếu sợ vía mình làm hỏng nồi rượu thì sẽ rửa tay vào chậu nước thượng ngưng tụ rượu đặt trên đầu chõ rượu rồi hơ tay vào bếp với nghĩa để tẩy uế rồi làm thêm động tác đun củi vào bếp lò như bày tỏ sự thành tâm. Việc làm này sẽ khiến chủ nhà vui vẻ và yên tâm hơn về nồi rượu.
Cách khác, để người có “vía dữ”, chủ nhà sẽ đặt bên cạnh nồi nấu rượu một con dao với ý nghĩa để xua đuổi điều không tốt. Người cẩn thận hơn thì sẽ đóng kín cổng hoặc làm bếp lò ở nơi ít người qua lại. Củi đun cũng phải là củi sạch chứ không phải các loại cọc hay cột chuồng trại cũ.
Hay khác biệt hơn như quan niệm của người tày, chỉ có phụ nữ mới được nấu rượu. Vì quan niệm phụ nữ khéo léo, tỉ mỉ nen có thể cho ra được những mẻ rượu thơm ngon.
Nghề nấu rượu ở Việt Nam vẫn được duy trì cho tới hiện tại. Có rất nhiều hộ gia đình vẫn duy trì nấu rượu truyền thống.
Liên Hệ Mua Men Rượu Việt Nam
- Đại lý men rượu tại Buôn Ma Thuột: 58 Đồng Sỹ Bình- P. Tân Thành – TP. BMT – T. Đăklăk
- Hotline, Zalo : 0987 043 822 (Ms. Nhung )
- Máy bàn: 0262 3853619