Cách nấu rượu gạo ngon chuẩn vị truyền thống việt nam

cach nau ruou gao ngon chuan vi truyen thong 2

Cách nấu rượu trên thế giới hiện tại đang có rất nhiều phương pháp nấu rượu khác nhau, nào là rượu vang, rượu trái cây, rượu ngô, rượu sim phú quốc. Tuy nhiên, khi nhắc đến rượu gạo người ta liền biết ngay vì loại rượu này rất dễ uống và được sử dụng phổ biến từ xa xưa cho đến ngày nay. Loại rượu này được sử dụng cho các bữa tụ họp anh em bạn bè tại gia đình, đám cưới, giỗ chạc tại 3 miền nam bắc tại Việt Nam. Vậy khi bạn uống loại rượu này và đã từng thắc mắc cách nấu rượu gạo như thế nào chưa, mà nó lại làm say đắm lòng người như này chưa nhỉ. Cùng men rượu việt nam khám phá cách nấu rượu truyền thống việt nam ở dưới đây nhé.

Cách Nấu Rượu Và Nguyên Liệu Để Nấu Rượu

Khi bắt làm bất kì một món đồ ăn hay thức uống nào, thì cũng phải có nguyên liệu để làm nên nó, làm nên hương vị tuyệt vời của nó. Đối với rượu gạo truyền thống thì sẽ có hai nguyên liệu chính quyết định sự thành bại của bạn khi nấu rượu là GạoMen Nấu Rượu

Loại gạo nào nấu rượu truyền thống ngon nhất?

Khi nói đến rượu gạo truyền thống, tổ tiên chúng ta thường sử dụng hai loại gạo chính là gạo tẻ và gạo nếp. Đối với gạo nếp, người ta thường chọn loại gạo nếp cái hoa vàng cao cấp hoặc gạo nếp lai. Khi sử dụng gạo tẻ, người ta sẽ dùng loại gạo tạp dao, quy năm, khang dân…. thơm ngon để cho chất lượng rượu thơm nhất.
Tuy nhiên, rượu nếp được đánh giá cao hơn rất nhiều so với thành phẩm. Rượu nếp có hương vị thơm ngon, đậm đà, dư vị ngọt ngào, kết cấu mượt mà. Còn đối với gạo thường thì hương vị sẽ nhạt hơn nhưng giá thành lại rẻ hơn rất nhiều. Người nấu rượu sẽ lựa chọn loại gạo phù hợp để nấu rượu tùy theo nhu cầu của khách hàng và ý định sản xuất rượu của cơ sở đó. Nên trên thị trường bạn sẽ thấy rượu gạo có nhiều mức giá khác nhau…

Chọn gạo để nấu rượu gạo chuẩn vị truyền thống

Chọn men nấu rượu ở đâu chất lượng nhất?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại men rượu khác nhau. Bạn nên nghiên cứu và lựa chọn cơ sở sản xuất men rượu chất lượng. Có 4 loại men rượu thường được sử dụng là men rượu gia truyền, men thuốc nam, men rượu tây y và men bánh lá dân tộc….

Để nấu rượu gạo truyền thống ngon và an toàn, bạn nên chọn men rượu gia truyền. Nguyên liệu làm men rượu gia truyền được tổng hợp từ các dược liệu thuốc bắc gồm: gạo nếp cái hoa vàng, nhục đậu khấu, podan, hồi, quế, bạch chỉ, đinh hương, bách, cam thảo,… Loại men này được sử dụng khi làm rượu gạo truyền thống và được điều chỉnh theo tỷ lệ rượu tương ứng của các nhà nấu rượu. Rượu sau khi đạt đủ ngày sẽ có mùi thơm đậm đà, vào êm ái và không gây đau đầu cho người uống.
Khi chọn men rượu để nấu rượu bạn có thể lựa chọn thương hiệu men rượu hoàng sơn làm sự lựa chọn cho công cuộc nấu rượu gạo truyền thống của mình nhé. Men rượu hoàng sơn đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất men rượu và được bà con nấu rượu trên khắp đất nước việt nam lựa chọn là loại men được tin dùng và chất lượng bạn có thể xem thêm giới thiệu cơ sở sản xuất và phân phối men rượu hoàng sơn ở đây

Men nấu rượu truyền thống ngon nhất
Cách nấu rượu gạo truyền thống ngon chuẩn vị

Dụng Cụ Để Nấu Rượu

  • Dụng cụ để nấu cơm: Nồi cơm gia đình, nồi cơm công suất lớn, tủ hấp cơm cỡ lớn
  • Dụng cụ làm nguội: Mẹt, mâm, khay đựng cở lớn
  • Dụng cụ ủ rượu: Lu, thùng nhựa có nắp đậy
  • Dụng cụ chưng cất: Nồi nấu rượu

Cách Nấu Rượu Gạo Truyền Thống

Kiến thức và cách nấu rượu không phải là khó tuy nhiên chất lượng rượu gạo chưng chất ra sau khi nấu, mùi hương, vị như nào để ngon tuyệt đối thì không phải ai cũng có thể làm được. Quy trình nấu rượu gạo truyền thống sẽ đòi hỏi người nấu rượu nhiều yếu tố như kinh nghiệm của họ, nguyên liệu họ chọn ra sao, điều kiện thời tiết có phù hợp để nấu rượu hay không và quy trình sản xuất như nào là đúng.

Các lò nấu rượu thủ công hay nhà máy họ đều áp dụng theo quy trình nấu rượu như sau:

  • Nấu cơm để ủ rượu
  • Ủ men rượu
  • Chưng cất rượu
  • Thành phẩm

Bước 1: Cách nấu cơm
Vo gạo để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất còn lẫn trong gạo. Ngâm gạo khoảng 30 – 40 phút để hạt gạo nở ra. Khi cơm chín, hạt gạo nở ra tối đa, làm hồ hóa tinh bột và tạo điều kiện cho quá trình lên men vi sinh vật dễ dàng hơn.
Tỷ lệ gạo và nước khi nấu là 1:1 để đảm bảo cơm không bị nhão. Cơm mềm hơn cơm thường nhưng không như cháo.

Để cơm nguội: Sau khi nấu chín, chúng ta cho cơm được bày ra mâm hoặc khay đựng cở lớn. Mục đích là làm nguội cơm nhanh. Khi cơm nguội và chỉ hơi ấm, nhiệt độ khoảng 30 độ C và độ ẩm 80-85% là thích hợp nhất để ủ rượu ngon.

Bước 2: Lên men rượu gạo truyền thống
Tỷ lệ gạo và men ủ rượu là 25-35 gam men/kg gạo. Rắc đều tay phủ một lớp men đều lên khay cơm khi nãy chúng ta đã tán mỏng, rồi để lên men trong 5-10 giờ để cung cấp oxy cho vi sinh vật và nấm mốc phát triển trên toàn bộ miếng cơm, sau đó dùng vải phủ lại rồi đặt vào tủ, nơi mát mẻ với nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ 28-32 độ C trong khoảng 2 – 4 ngày.

Sau khi quá trình lên men 2 – 4 ngày kết thúc, khi rượu có mùi thơm nhẹ, rượu có vị ngọt và hơi cay thì rượu gạo được lên lu vại trong hũ kín có nắp đậy. Cho rượu gạo vào nước, khoảng 2-3 lít nước/1kg gạo để nấu. Thời gian ủ kín khoảng 12-15 ngày (tùy theo mùa và thời tiết).
Nếm thử gạo và nước, nếu thấy gạo và nước có vị cay, nước trong thì có thể lấy rượu chưng cất.

Bước 3: Chưng cất rượu thủ công
Sau thời gian lên men đã xong, để lấy được sản phẩm hoàn chỉnh chúng ta cần phải chưng cất rượu. Quá trình này tách hỗn hợp rượu và nước ở nhiệt độ sôi khác nhau để thu được rượu có nồng độ cồn cao hơn. Phương pháp này làm sạch bằng cách đun sôi hỗn hợp, dẫn hơi bốc lên qua đường ống và ngưng tụ chúng qua nồi cách thủy.

Quá trình chưng cất được chia thành 3 giai đoạn.

  • Chưng cất lần 1:
    Lần chưng cất đầu tiên chúng ta thu được rượu thô, có hương vị đậm đà. Nồng độ cồn cao, 55-65 độ C, hàm lượng aldehyd trong rượu cao dễ gây ngộ độc rượu khi sử dụng, gây hại trực tiếp đến sức khỏe. Rượu gốc chưng cất ban đầu không thích hợp để uống, chỉ có thể dùng để ngâm.
  • Chưng cất lần 2:
    Lần chưng cất thứ hai cho ra nồng độ cồn khoảng 35-45 độ C dùng để uống rất thơm ngon, cung cấp và bán cho người tiêu dùng.
  • Chưng cất lần 3:
    Lần chưng cất thứ ba và chúng ta có rượu ngon. Loại rượu này có nồng độ cồn thấp hơn, vị hơi chua và không còn vị thơm của rượu. Loại rượu này được pha với rượu gốc (rượu chưng cất lần 1) rồi chưng cất lại để giảm độ nồng của rượu gốc để thu được rượu thành phẩm (chẳng hạn như rượu chưng cất lần 2) để bán cho người tiêu dùng hoặc để chúng ta sử dụng.

Vậy là Men Rượu Hoàng Sơn đã hướng dẫn cho các bạn đọc biết thêm về cách nấu rượu gạo truyền thống, nguyên liệu để nấu rượu gạo, quy trình lên men và chưng cất như thế nào. Mong qua bài viết này bạn có thể tự làm được mẻ rượu ưng ý cho mình hoặc để bắt đầu sản xuất và kinh doanh nhé.

Liên Hệ Mua Men Nấu Rượu

  • Đại lý men rượu tại Buôn Ma Thuột: 58 Đồng Sỹ Bình- P. Tân Thành – TP. BMT – T. Đăklăk
  • Hotline, Zalo : 0987 043 822 (Ms. Nhung )

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *