Đến nay, nhắc đến rượu truyền thống Việt Nam cũng là ngầm nhắc đến hai dòng men rượu độc đáo của dân tộc, đó là men Lá và men thuốc Bắc (men Bắc).
Do sự giao thương dẫn đến sự giao thoa về văn hóa ngày một sâu rộng. Vì thế rượu men lá ngày càng được ưa chuộng khắp cả nước. Dân chúng ngày một ưa dùng rượu men lá bởi gu rượu nhẹ độ với mùi vị độc đáo đặc trưng, rồi còn cả tính nguyên xưa trong phương thức sản xuất hay câu truyện độc đáo đằng sau mỗi nhánh men lá này
Men Lá Là Gì?
Chưa có định nghĩa chính thống, nhưng về cơ bản, nó là danh từ chung chỉ “bánh men rượu” có sử dụng các vị thuốc nam & gia vị bản địa của bà con dân tộc thiểu số. Mỗi vùng, mỗi dân tộc thiểu số có mỗi loại men đặc trưng riêng, tùy theo văn hóa ẩm thực từng dân tộc cũng như loại cây thuốc & gia vị có tại từng địa phương.
Top Các Loại Men Lá Tại Việt Nam
Chưa có định nghĩa chính thống, nhưng về cơ bản, nó là danh từ chung chỉ “bánh men rượu” có sử dụng các vị thuốc nam & gia vị bản địa của bà con dân tộc thiểu số. Mỗi vùng, mỗi dân tộc thiểu số có mỗi loại men đặc trưng riêng, tùy theo văn hóa ẩm thực từng dân tộc cũng như loại cây thuốc & gia vị có tại từng địa phương.
1. Men lá Lạng Sơn
Lạng Sơn là tỉnh có 84% dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Nùng chiếm 43%, Tày 36%, Dao 4%, Sán Chay… Men Lạng Sơn về cơ bản đều có cây Sài Diệp, Co xáy diệp, Co slam, Slic lạc…
Một số vùng men lá nổi tiếng Lạng Sơn như Men Lá Bình La (một xã thuộc huyện Bình Giang); Men Lá Mẫu Sơn (thuộc huyện Lộc Bình)
Các tên tuổi rượu nổi tiếng vùng này phải kể đến như: Rượu Bắc Sơn, Rượu Mẫu Sơn, Rượu Công Sơn…
2. Men lá Tuyên Quang
Nhắc đến Tuyên Quang là nhắc đến đặc sản thịt trâu gác bếp, măng khô lưỡi lợn và không thể không thiếu danh tửu được lưu truyền ngàn đời đó là Rượu Ngô Men Lá.
Tuyên quang cũng là một tỉnh miền núi phía Bắc với 57% dân số là đồng bảo thiểu số, trong đó đông nhất là người Tày, Sán Chay, Dao, Pà thẻn, Lơ Cao…
Tày là một dân tộc thiểu số đông nhất tỉnh, họ là chủ nhân làm nên sự nổi tiếng của rượu ngô và bánh men lá nơi đây. Theo giới thiệu và lưu truyền có từ 20-30 loài thảo mộc được sử dụng trong sản xuất men rượu như Giềng Đỏ, Cán cuông, Keng Nộc Khoa, Khúc khắc, Khau Pùng, Nhân Trần, Cam Thảo Nam, Sơn Thục, Mã Đề
Ngoài ra cũng có nhiều bài thuốc men lá dùng các cây như Khau Vi, Khúc khắc, Ớt rừng, Chuối Nuồm, Lạc Đẻo, Thâu Tài Pậu, Mía Giò, Tham Chàng, Đứa Póong, Nậu Ao, Phết Đông, Sâm Bùa, Nò Nghiều, cây Lạc Pài Đổng, Nhả Hèo, Tẳng tó , Thạch Xương Bồ, Sa Nhân, cây Gừng, vỏ và rễ cây Cán Cuông, Tẳng Tó, lá Mít, cây Nét Tỳ Po, cây Lạc Đăm, Trầu Không, Nhả Đông, Mạt Vài….
Vùng men lá nổi tiếng Tuyên Quang là Men Lá Na Hang (huyện NaHang). Ở đó có rất nhiều lò rượu và cơ sở làm bánh men, dù có sự vi chỉnh các cây thuốc theo thời gian, nhưng đều cho một mùi vị rượu đặc trưng, khác hẳn rượu các dân tộc hay vùng miền khác.
Các tên tuổi nổi tiếng thường được nhắc đến là Rượu Ngô Na Hang, Rượu Ngô Tuyên Quang ….
3. Men lá Cao Bằng
Nhắc đến tỉnh Cao bằng, ngoài Vịt quay 7 vị, Bánh Coóng Phù hay Bánh cuốn, thì ít người biết rằng nơi đây cũng có một loại rượu ngô trứ danh với nồng độ nhẹ, ngọt thơm hậu vị, êm êm em say lòng lữ khách
Ở Cao bằng dân tộc thiểu số chiếm 95%, trong đó người Tày 40,83%, người Nùng 29,81%, Mông 11,65%, Dao 10,36%, Sán Chỉ 1,49%, Lô Lô 0,54%…
Giống như Tuyên Quang, dân tộc Tày cũng là dân tộc chính trong tỉnh, nên bánh men lá có các cây và gia vị gần như dân tộc Tày ở các tỉnh khác và rượu Ngô Men Lá cũng là đặc trưng của đất Cao Bằng
Các lò rượu nằm rải rác ở khắp bản, làng trong tỉnh, tuy nhiên có những làng bản nấu rượu từ rất lâu đời và hiện còn nhiều lò rượu như Thông Nông, Bản Viềng, Cốc Ca, Nà Rằng …
Thương hiệu rượu được nhiều người biết đến như Rượu Men lá Thông Nông, rượu men lá Nà Rằng …
4. Men lá Hà Giang
Nhắc đến tỉnh Hà Giang là nhắc đến Vua Mèo, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì hay món Thắng cố nổi tiếng và nhắm với rượu men lá Hà Giang
Hà Giang, tỉnh có 84% dân số là dân tộc thiểu số gồm H’Mông 32,9%,, Tày 23,2 %, Dao 14,9 %, Nùng 9,7 % ….
Là dân tộc lớn nhất tỉnh, nên rượu ngô men lá Hà Giang mang đậm văn hóa của người H’Mông & người Tày sống trên cao nguyên đá Đồng Văn thuộc 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc
Đặc trưng các vị thuốc nam nơi đây là cây sả, lá mít, nhá heo, vát vẹo, rau răm, trầu không, chá páo, lác tọc, keng nộc kiêu, nhân trần, lác khà, chí ốt, tham chàng, tham ngàm,cán cuông, lá ớt,…
Nếu bạn muốn tìm bánh men lá, bạn có thể tìm tới Men lá của đồng bào dân tộc Tày xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Còn muốn thưởng rượu thì hãy tớiQuản Bạ để uống thứ danh tửu của vùng đất này.
5. Men lá Bắc Giang
Nhắc đến Bắc Giang là nhắc đến vải thiều Lục Ngạn, hay bánh đa Chũ, và chỉ rất ít người sành rượu mới biết nơi đây còn có rượu men lá nổi tiếng được giao đi khắp mọi miền
Bắc Giang tuy chỉ có 14,7% dân số là dân tộc thiểu số nhưng với tổng lượng dân toàn tỉnh rất lớn (1,8 triệu người) nên số lượng bà con dân tộc thiểu số không thua kém gì Lạng Sơn, Hà Giang…
Người Nùng là dân tộc thiểu só đông nhất tỉnh với 96 ngàn dân, đa số ở huyện Lục Ngạn. Người Tày cũng có tới 50 ngàn dân, đa số ở huyện Sơn Động, còn dân tộc Sán dìu cũng có tới 34 ngàn …
Với đặc điểm dân tộc ở trên, men lá của tỉnh Bắc Giang là men lá của 2-3 dân tộc thiểu số đông đúc nhất. Cụ thể là ở huyện Sơn Động với các bài thuốc men lá của dân tộc Tày, hay men lá của người Nùng ở huyện Lục Ngạn. Các nguyên liệu thường được nhắc đến nơi đây gồm có: Cây trăm rễ; lá cây giời giời; cây hoa vàng; lá cây tai chó, cây vạt hương, …
Rất nhiều xã, làng nấu rượu nổi tiếng và từ đây rượu được mang đi khắp mọi miền, nổi tiếng trong tỉnh có thể nhắc đến rượu xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn của dân tộc Nùng
Liên Hệ Mua Men Rượu Việt Nam
- Đại lý men rượu tại Buôn Ma Thuột: 58 Đồng Sỹ Bình- P. Tân Thành – TP. BMT – T. Đăklăk
- Hotline, Zalo : 0987 043 822 (Ms. Nhung )
- Máy bàn: 0262 3853619